VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CÁCH, HĂM TÃ HẾT CỨU!
Với làn da non nớt và mỏng manh của trẻ nhỏ, bên cạnh việc cẩn thận chọn lọc những sản phẩm tã chất lượng an toàn để đóng tã cho trẻ, các mẹ cũng cần nắm bắt phương pháp vệ sinh khi thay tã “chuẩn chỉnh” để hạn chế tối đa nguy cơ hăm tã. Khi bé lỡ bị hăm tã, vệ sinh đúng cách còn giúp cho tình trạng hăm tã bớt nghiêm trọng.
Đầu tiên, khi trẻ nhỏ thường xuyên mặc tã hàng ngày, mẹ sẽ vệ sinh vùng dưới cho trẻ như thế nào? Trước khi thay tã:
– Rửa sạch tay bằng xà bông, nước rửa tay và lau khô tay bằng khăn mềm. Nếu trước đó mẹ đang làm bất kỳ công việc nào, bàn tay mẹ dễ bị bẩn, và tay bẩn có thể nhìn thấy được như lấm lem, bùn đất, vệt dơ – hoặc có thể không nhìn thấy được khi bám bụi nhẹ…. Trong mọi trường hợp, rửa tay dưới vòi nước và dung dịch rửa tay sẽ giúp da tay của mẹ sạch hẳn trước khi chạm vào thiên thần bé nhỏ.
– Chuẩn bị khu vực thay tã sạch sẽ cho bé, thường mẹ nên trải các tấm lót, chăn bông, khăn tắm hoặc thảm thay đồ bên dưới, rồi đặt bé nằm lên. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mặc tã dán, lúc thay tã cần cố định dáng nằm của bé để tránh việc bé cựa quậy hoặc giơ chân lên cao làm tã rơi ra và dây bẩn. Với trẻ nhỏ đã mặc tã quần, thay tã có thể linh hoạt tư thế nằm hoặc đứng, miễn sao mẹ đảm bảo có tấm lót khi thay tã giúp mẹ dễ dàng vệ sinh khu vực thay tã.
– Chuẩn bị tã sạch, cùng khăn ướt, khăn giấy khô, nước ấm, hoặc khăn sữa, khăn dùng riêng cho trẻ.
Thay tã dán:
– Tháo tã cũ bằng một tay, mẹ gỡ nhẹ các nút thắt hoặc miếng băng dính ở mỗi bên tã. Một tay mẹ vẫn giữ bé để bé không xoay người khi tháo tã. Giữ trẻ bằng một tay hoặc nhờ người phụ giúp sẽ giúp mẹ bớt lo lắng khi bé vội tung tã xoay người làm văng chất bẩn khắp nơi.
– Lau sạch nước tiểu từ trước ra sau, nếu có phân hoặc phân lỏng, mẹ dùng tấm khăn ướt khác để lau dần cho đến khi sạch vùng mông trẻ. Mẹ lưu ý những nếp gấp hoặc các ngấn ở đùi, bẹn, khe giữa mông và các góc khuất ở bộ phận sinh dục trẻ là nơi chất bẩn có thể bị mắc kẹt lại. Dùng từ 3-7 tờ khăn ướt lau sạch và nhẹ nhàng cho đến khi mông con sạch hẳn, mẹ nhé.
– Để lấy tã ra, nhẹ nhàng nhấc mông trẻ cao lên, kéo tã bẩn ra theo chiều thuận tiện và đảm bảo chất thải không còn vương vãi hoặc tiếp xúc với vùng kín của con. Cuộn tã bẩn gọn gàng và đặt sang một bên.
– Dùng khăn ướt lau lại một lượt để đảm bảo trẻ thật sạch và mát mẻ, sau đó dùng khăn giấy khô lau lại da trẻ cho đến khi da khô hơn và thoáng mát.
– Để mặc tã mới, mẹ dùng một tay nhấc nhẹ bé lên, đặt nhanh chiếc tã sạch vào dưới lưng bé, điều chỉnh mặt trước của tã thấp hơn mặt sau, không cố tình kéo tã quá cao hoặc che rốn, kiểm tra phần giữa của tã xem đã đủ vừa vặn, thoải mái chưa. Với bé gái, mẹ hãy bắt đầu dán băng dính đối xứng hai bên để cố định tã và quan sát xem con trẻ cựa quậy tiếp tục thế nào rồi điều chỉnh tiếp. Với bé trai, mẹ điều chỉnh dương vật của con hướng xuống để hạn chế con tiểu tràn ngược lên phía trên.
Sau khi mặc tã xong, mẹ nâng thẳng mông con lên để kiểm tra xem tã quá chật hay quá rộng và canh chỉnh lần nữa.
Thay tã quần:
– Cách thay tã quần đơn giản hơn rất nhiều so với thay tã dán. Phần khó nhất là khi mẹ kéo tã quần xuống hoặc xé quần ở 2 bên mép quần, mẹ cần đảm bảo phía dưới nền có tấm lót và phía trên phần tã sẽ gỡ đi, miếng tã đã thấm hút tốt tất cả chất bẩn, cho da con một độ sạch nhất định để không vương vãi bẩn ra sàn.
– Diapex là loại tã quần có chức năng thấm hút nhanh ngay đến lần tiểu thứ tư khi kiểm nghiệm có vật nặng mô phỏng mông trẻ đè lên tã trong phòng thí nghiệm, chưa hết, tã quần Diapex tỷ lệ cân bằng giữa chỉ số thấm hút nhanh tính bằng giây và chỉ số thấm ngược ít tính bằng gram, đồng thời Diapex sở hữu 8 trong 1 tính năng với tinh chất tràm trà tự nhiên, lõi siêu thấm hút, mặt tã 3D Cushion, màng đáy thoáng khí, đai thun co giãn, vạch cảnh báo thông minh, đũng quần mở rộng công nghệ Nhật Bản và đặc biệt chỉ mỏng 2.5mm giúp tã mang lại độ thấm hút cực kỳ hiệu quả, không để lại trên mông xinh của trẻ những chất bẩn gây nguy hại cho da do mất cân bằng độ ẩm hoặc do vi khuẩn sinh sôi.
– Sau khi tháo tã cũ, mẹ vệ sinh mông con bằng nước ấm hoặc bằng khăn ướt chuyên dụng Diapex chứa tinh chất lô hội, vitamin E bảo vệ da bé sạch khuẩn, dịu nhẹ cân bằng ẩm. Khi vùng kín đã sạch, mẹ lau khô da bé bằng khăn giấy khô Premier Diapex, hoặc thả rông trong thời gian ngắn rồi mới mặc tã mới cho em.
– Khi mặc tã, mẹ giúp con cố định 2 chân để mẹ xỏ chân vào ống quần thật dễ dàng, kéo tã lên ngang rốn hoặc thấp hơn rốn, chỉnh tã ngay ngắn ở các vòng chun quần, kéo chun ra bên ngoài nếu chun mắc kẹt vào khe háng trẻ.
Khi trẻ nhà mình đã bị hăm tã đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là các lưu ý khi mẹ vệ sinh cho trẻ:
– Không vội vàng dùng phấn rôm bôi hoặc rắc nhiều lên da trẻ. Vùng da nhạy cảm nếu rắc bột phấn lên sẽ bị bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho nấm men phát triển, ngày càng trầm trọng hơn.
– Hạn chế và không dùng những sản phẩm có mùi thơm, hương liệu, hóa học để lau rửa vết thương vì sẽ gây cho tình trạng da dễ bị kích ứng, dị ứng, khiến hăm tã nặng hơn.
– Không dùng khăn ướt có mùi quá nồng, tinh chất chanh sả gây rát da bé; không dùng khăn ướt chứa nhiều cồn, hương liệu, chất hóa học, parabens, propylene glycol để trực tiếp làm sạch vùng da bị hăm, vì dễ làm vết thương đau nhói và khó chữa lành.
– Không được phép dùng bất kỳ loại thuốc chữa trị da liễu nào của người lớn để bôi lên da trẻ nhỏ. Tất cả những thuốc trị nấm men, hăm tã đều cần bác sĩ điều trị ghi toa chỉ định mới mua dùng.
– Dù là loại tã nào đi chăng nữa, nếu trẻ đang bị hăm tã, mẹ nên nói không với ý định cho trẻ mặc tã trên 12h như những quảng cáo tã thấm hút lên đến 12h. Nên thay tã cho trẻ sau mỗi 3-4 tiếng để hạn chế chất bẩn thấm ngược bám trực tiếp vào da con trẻ. Việc kéo dài thời gian thay tã, quên thay tã hàng giờ liền… hoàn toàn không tốt cho da dẻ của con, vì khi đó vi khuẩn sinh sôi gây hại cho sức khỏe và làn da con.
– Nên mua tã mặc vừa mông, không quá chật, không để tã thô ráp cộm cứng chà xát lên da con trẻ, càng gây hăm mông và tổn thương da sâu hơn.
– Không nên để trẻ mặc tã dày, chật trong điều kiện phòng ngột ngạt, bí bách, ẩm thấp, thiếu mát mẻ. Việc nóng nực sẽ gây cho trẻ đổ mồ hôi, mồ hôi quyện vào phấn rôm sảy sẽ làm hại các vùng da đang hăm tã. Những trẻ bị hăm tã nặng, mẹ không nên quấn tã cho con 24/24 mà cần cho con khoảng thời gian nghỉ, thả rông hoặc mặc quần vải cotton thoáng mát.
– Dùng nước tắm thảo dược của các hãng dược mỹ phẩm hóa phẩm thường mang lại cảm giác an toàn cho mẹ, tuy nhiên, mẹ nên hỏi bác sĩ đâu là sản phẩm không mùi, không màu, không hóa chất độc hại và hoàn toàn lành tính cho con.
– Những phương pháp tắm rửa lau chùi con trẻ sử dụng lô hội/ nha đam, tràm trà, trà xanh, khổ qua pha loãng, rau má… là những giải pháp làm dịu da từ trong dân gian, do có tính chất thiên nhiên, an toàn và lành tính, mẹ có thể cân nhắc thực hiện cho con nhưng mẹ cũng cần quan tâm đến tần suất sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng.
– Khi đóng tã cho con trẻ đang hăm mông, mẹ nên chọn tã mỏng nhẹ, có chứa tinh chất tràm trà, có tính hút ẩm cao và chống thấm ngược, sẽ giúp bề mặt da con luôn được khô ráo, giảm kích ứng da.
– Hãy đổi loại tã dày cộm chật cứng đang dùng tại nhà, sang loại tã mỏng hơn, ưu việt hơn, sở hữu 8 trong 1 tính năng bảo vệ an toàn da con để mẹ yên tâm lâu dài rằng con có bờ mông mát, sạch hăm.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tã Diapex, ba mẹ có thể liên hệ theo những thông tin sau:
Công ty TNHH NTPM (Việt Nam)
- Địa chỉ: Số 22 VSIP II-A, Đường số 23, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, phường Vĩnh Tân, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: (+84) 274 380 11 50
- Hotline:(+84) 329 484 767
- Website: https://www.diapex.vn/
- Email: [email protected]
- Facebook: https://www.facebook.com/diapexvietnam