DIAPEX ở đây để luôn đảm bảo thiên thần nhỏ được chăm sóc

Close Menu

Nói ‘không’ với hăm tã ở trẻ: Chuyên gia khuyên gì?

Hăm tã hay viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn mặc tã. Hăm tã ở trẻ tuy là bệnh lý nhẹ nhưng gây không ít khó chịu cho trẻ. Nếu không được xử lý kịp thời, vùng da bị viêm có thể diễn tiến nặng dẫn đến các triệu chứng khác ở trẻ. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với bác sĩ Trần Minh Thiện, BS CKII Khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tìm hiểu về bệnh hăm tã cũng như những giải pháp để ngăn ngừa và điều trị hăm tã ở trẻ.

1. Thưa bác sĩ, nhiều mẹ vẫn nhầm lẫn giữa hăm tã với viêm da cơ địa, phát ban ở trẻ, vậy dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh hăm tã ở trẻ là gì ạ?

  • Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang tã. Trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy, đau rát ở vùng da bị viêm khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn.
  • Dấu hiệu dễ nhận biết của hăm tã là vùng da nơi hai mông, hậu môn và vùng kín của bé căng bóng, ửng đỏ, hoặc nổi các đám mẩn đỏ li ti lan rộng thành các vùng như phát ban. Bệnh có thể xuất hiện ở vùng mặc tã, sau lan rộng ra các vùng đùi, bẹn của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy, đau rát ở vùng da bị viêm khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng dẫn đến lở loét trên da, chỗ viêm da lan rộng ra các vùng bên ngoài gây sốt, nôn ói ở trẻ.

2. Thưa bác sĩ, đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ạ?

Có mấy nguyên nhân chính sau đây:

  • Trẻ sử dụng tã có bề mặt thô ráp, có thành phần gây kích ứng cho da của trẻ hoặc khăn ướt vệ sinh chứa nhiều hóa chất tạo mùi, dung dịch thấm hút…
  • Trẻ có làn da mẫn cảm hoặc bị chàm thể tạng dễ bị hăm tã nếu không được chăm sóc kĩ.
  • Trẻ dùng tã bị đầy quá lâu, khả năng thấm hút kém làm da bị cọ xát nhiều trầy xước, ẩm ướt dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.
  • Trẻ sử dụng quần lót nhựa. Sản phẩm này có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng lại không thông thoáng và làm da của bé bị bí, dẫn đến hăm tã.

Hình 1: Tã có bề mặt thô ráp, thấm hút kém dễ gây hăm tã cho trẻ

3. Thưa bác sĩ, khi trẻ bị hăm tã thì bố mẹ cần xử lý như thế nào?

Xử lý hăm tã ở trẻ phải dựa vào cấp độ hăm tã của trẻ ở thời điểm mà bố mẹ phát hiện, bởi nhiều bố mẹ thường chủ quan xem thường các dấu hiệu ban đầu dẫn đến trẻ từ hăm tã nhẹ dẫn đến nặng. Có 5 cấp độ hăm tã ở trẻ:

  • Cấp độ 1 là cấp độ nhẹ khi vùng da mặc tã có những mụn nhỏ li ti ở một vùng nhỏ. Da có màu ửng hồng và sờ tay vào có cảm nhận vùng này ấm hơn vùng da thường.
  • Cấp độ 2 thì tình trạng hăm tã lan ra nhiều vị trí hơn và có rải rác trên da vùng mặc tã. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy và đưa tay gãi.
  • Cấp độ 3 là cấp độ trung bình, tình trạng hăm lan rộng, mụn xuất hiện dày đặc, vùng da bị hăm nổi mụn màu đỏ đậm hơn.
  • Cấp độ 4 là cấp độ nặng khi tình trạng hăm tã gây tổn thương nặng và nguy hiểm cho da. Trên da có nhiều chỗ xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn viêm da.
  • Cấp độ 5 là cấp độ nghiêm trọng nơi hăm lan rộng khắp vùng mặc tã sưng đỏ và da lở loét chảy mủ khiến trẻ đau đớn. Cấp độ này rất nguy hiểm và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian điều trị.

Khi tình trạng hăm ở cấp độ từ 1-3, bố mẹ có thể xử lý ở nhà bằng cách vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn của con bằng xà phòng và nước sạch, dùng khăn bông thấm khô ráo và thoa một lớp mỏng kem trị hăm tã lên vùng da mông và bẹn của con.

Ở cấp độ 4,5 là cấp độ nặng và nghiêm trọng rất dễ xảy ra nhiễm khuẩn, gây sốt, bỏ ăn, nôn ói ở trẻ, bố mẹ không nên để trẻ ở nhà điều trị mà phải đưa đến bác sĩ.

Hình 2: Bảo vệ con yêu bằng những dòng tã chất lượng

4. Theo quan sát của bác sĩ, các mẹ thường mắc những sai lầm gì trong chăm sóc và điều trị bệnh hăm tã ở trẻ khiến trẻ dễ bị hăm tã và bị diễn tiến nặng?

– Những sai lầm thường thấy đó là việc vệ sinh vùng kín và hậu môn không đúng cách, không sạch sẽ hoàn toàn cho trẻ dẫn đến vi khuẩn từ phân và nước tiểu sinh ra trong môi trường ẩm ướt của tã khiến da bé dễ bị viêm.
– Mẹ chưa chú trọng việc lựa chọn tã phù hợp với làn da và kích cỡ của con. Nhiều bé có làn da mẫn cảm, nếu dùng các loại tã kém chất lượng, khả năng thấm hút kém thì dễ gây hăm tã. Một số mẹ vì tiếc lượng tã thừa khi con tăng cân mà cho trẻ mặc tã có size quá chật, gây nóng bức, hầm bí dẫn đến trẻ bị ra mồ hôi nhiều ở vùng mông, ngang hông và bẹn dẫn đến hăm tã.
– Hiện nay, ở một số nơi, các mẹ còn lạm dụng phấn rôm cho trẻ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng hăm tã nặng thêm. Nhiều người cho rằng phấn rôm có tác dụng kháng khuẩn nhưng đó là quan niệm sai lầm. Phấn rôm khiến da thêm bí bách, dùng lâu sẽ làm tắc lỗ chân lông khiến hăm tã nặng hơn.
– Khi trẻ bị hăm tã, nhiều mẹ sử dụng thuốc dân gian hoặc tắm nước lá cho bé khi tình trạng hăm tã đã nặng khiến da càng thêm lở loét, nhiễm trùng. Đây là điều mà các mẹ nên lưu ý, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc bôi lên vùng da bị hăm của trẻ. Chỉ được sử dụng các loại thuốc có chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
– Nên tham khảo các loại kem ngừa hăm theo khuyến cáo của bác sĩ, lựa chọn các loại tã chất lượng có đặc tính ngừa hăm, chống hăm của các thương hiệu uy tín cho trẻ sử dụng.
Xin cảm ơn bác sĩ!

Hình 3: Diapex, dòng tã ngừa hăm số 1 thị trường

Tã ngừa hăm Diapex là sản phẩm của công ty hàng đầu về sản xuất giấy và các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé hàng đầu tại Malaysia- NTPM. Diapex là thương hiệu tã Top 5 được ưa chuộng tại thị trường Malaysia. Tã ngừa hăm Diapex tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến để đem đến một sản phẩm có kích thước mỏng nhẹ nhưng lại có độ thấm hút cực kỳ tốt, đảm bảo khô thoáng và an toàn cho da bé, giúp ngăn ngừa và chống hăm hiệu quả.

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết những tính năng vượt trội của sản phẩm tã ngừa hăm Diapex và đặt tã ngừa hăm tại đây:

Từ khóa liên quan đến bài viết